Lời
chưa nói
tôi sinh ngày 5-7-1991 theo như giấy khai sinh (thực tế 90), còn đây là câu chuyện của tôi mà là của bạn tôi, tôi xin được giữ kín.ng tôi sẽ về ngay hôm nay và ăn rằm trước với cả nhà để thứ 2 còn đi làm, nhưng thế đã là vui rùi
Đọc xong cái này không biết các bạn thế nào như ng tôi sẽ về ngay hôm nay và ăn rằm trước với cả nhà để thứ 2 còn đi làm, nhưng thế đã là vui rùi
tôi sinh ngày 5-7-1991 theo như giấy khai sinh (thực tế 90), còn đây là câu chuyện của tôi mà là của bạn tôi, tôi xin được giữ kín.ng tôi sẽ về ngay hôm nay và ăn rằm trước với cả nhà để thứ 2 còn đi làm, nhưng thế đã là vui rùi
Đọc xong cái này không biết các bạn thế nào như
Mai mốt ba đừng đến trường con nữa, tự con
biết về được rồi!
Đó là câu nói mà ông nhận được từ thằng con
trai mình rất mực yêu thương.
Đáng lẽ sau một buổi kiếm tiền mệt mỏi, ông đã
có thể về nhà. Nghỉ ngơi, chứ không phải là nhớ tới con, sợ nó đi bộ trên đường,
dài ngoằn ngoèo, giữa trời nắng gắt. Ông lật đật dắt xe ra, đạp một cách mệt
nhọc chiếc xích lô cũ của mình đến trường rước con. Để rồi về đến nhà khi nghe
những lời đó từ miệng nó, tim ông lại quặn lên từng hồi.
Nó – một thằng học sinh “cá biệt”. Không phải
cá biệt ở đây có nghĩa là thiểu năng ăn phá, nó học khá tốt nếu không phải nói
là giỏi. Nhưng dù học lực có khá đến mấy thì cũng không cứu vãn nỗi cái hạnh
kiểm chỉ ở mức khiêm tốn đại loại như trung bình hay yếu của nó.
Mẹ nó mất sớm, từ khi nó vừa mới lọt lòng. Nó
sống với ba, trong căn nhà cũ kĩ, mục nát mà mỗi khi mưa xuống nó hay bảo ông
rằng: “Hôm nay lại được tắm vòi sen ba nhỉ”. Ông tự nhủ với lòng nếu ông đã
không có khả năng lo cho nó được như con người ta, thì ít nhất nó phải có một tình
yêu trọn vẹn. Ông thương nó, dành tất cả tình yêu cho nó như một sự bù đắp khi
nó không có tình mẹ. Chính vì vậy, nó trở nên ương ngạnh, quậy phá.
Hôm nay, lúc ra về, đang đùa giỡn với bạn bè
bất giác nó nhìn thấy ông. Gương mặt hốc hác, cái áo nâu ướt nhẹp mồ hôi, quần
kaki cũ sờn, rách đôi chỗ, chiếc xích lô cũ mỗi khi đạp kêu cót két. Ông gọi
nó, nó lờ đi, như không nghe thấy. Phải nhờ tới bạn bè kêu, nó mới chịu nhìn
ông, bước ra xe với tốc độ chóng mặt, nó giục ông về nhanh. Sợ, nó sợ bạn bè
biết ba nó là ông, sợ cái hoàn cảnh sống cực khổ của gia đình nó hiện lên qua
ông. Và hơn hết, nó sợ cô gái đứng ở kia sẽ cười chê nó, bảo nó là “con nhà
nghèo”.
******
Ông nhìn nó bước vào trong, thở dài, ông hiểu
lí do nó cáu với ông. Nhưng, với cương vị là một người cha, ông không thể bỏ
mặc nó. Ông chấp nhận những lời nói đó, chỉ để được quan tâm, chăm sóc cho nó.
Nó bước vào phòng quăng cặp vào xó tường.
Khóc. Nó cảm thấy xấu hổ, ông làm nó mất mặt trước bạn bè. Nó cảm thấy ghét
ông, ghét ông hơn bao giờ hết. Nó hối hận, hối hận khi có người cha như ông.
Ngày qua ngày, cha con gặp nhau mà như người
lạ. Ít nói ít cười đi. Ảm đạm. Đó là từ duy nhất diễn tả được không khí gia
đình nó lúc bấy giờ. Trong khi ông cố làm cho cái khoảng cách giữa ông và nó
càng gần nhau hơn thì nó lại muốn “nối xa” cái khoảng cách ấy hơn. Ông buồn
lắm. Những lúc như thế ông hay uống rượu, “rượu vào lời ra” ông quát nó, đánh
nó. Tất cả, tất cả như làm nó hận ông thêm. Ông cũng vậy, với biết bao hành
động như chống lại của nó, sau bao cố gắng của ông, ông bắt đầu cảm thấy mệt
mỏi. Nó kể lể, nói xấu, oán ông với bạn bè nó. Nhưng chưa một lần thử nghĩ lại
mà xem, ông đã cho nó được những gì. Nhà nghèo, dĩ nhiên là vậy, nó vẫn được đi
học, sách-vở-bút-thước-quần-áo nó không thiếu gì cả, có chăng chỉ là bàn tay mẹ
dắt nó tới trường. Mỗi ngày ông đều cho nó tiền ăn sáng, nhưng nó có bao giờ
nghĩ rằng ông đã ăn sáng chưa. Nó quên mất rằng ông là một người đạp xích lô,
những thứ nó có, cho đến hôm nay, một người đạp xích lô khác chưa chắc đã cho nó
được. Điều tạo nên sự khác biệt đó bởi vì nó là con ông, còn ông là ba nó.
Ông không yêu cầu gì ở nó cả, chỉ mong nó ráng
học, học và học thôi. Ông sẽ cố gắng làm, làm tất cả những gì mà ông còn có thể
để lo cho nó ăn học. Nhiều tối trở về nhà, bữa cơm chỉ đủ cho mình nó, ông nhìn
mâm cơm cười bảo là ăn rồi hay đôi khi nhà hết gạo ông mua cho nó ổ bánh mì, nó
đón lấy ăn ngon lành, cũng chẳng hỏi là ông ăn hay chưa. Nó đâu biết một điều
rằng là ông sẽ để cái bụng rỗng không đó. Cho tới sáng. Mặc dù ông mới là lao
động chính trong nhà, mặc dù ông mới là người làm ra tiền.
Còn đối với nó, nó xem những gì ông làm cho nó
là hiển nhiên, là trách nhiệm khi ông sinh ra nó, “không cần suy nghĩ nhiều cho
mệt” nó tự nhủ với mình như thế. Ngoài chạy xích lô, ông còn bốc vác mướn. Khi
không có khách thì ông làm, vì không thường xuyên nên thu nhập cũng ít. Nó
không biết điều đó, thậm chí nó cũng không muốn biết. Ba nó làm tất cả cho nó,
ông mong muốn nó đậu ĐH, có được cuộc sống mới, một cuộc sống tốt hơn ông, ít
ra là vậy.
Nó và ông vẫn chưa làm lành với nhau, từ sau
lần ấy. Cả hai chỉ có những câu nói thông thường để xóa đi không khí im lặng
thôi. Mai là ngày nó đi TP.HCM thi ĐH, ông muốn cho nó một ít tiền bên mình.
Nhưng, trong túi ông không có lấy một đồng. Kiếm tiền. Đó là suy nghĩ duy nhất
của ông lúc này. Còn về phía nó, trước lúc đi, nó muốn nói gì đó ông. Cảm ơn
ông, vì chí ít dù sao cũng nhờ ông nó mới có ngày hôm nay. Nhưng tối rồi vẫn
chưa thấy ông về, “chắc lại rượu rồi” nó nghĩ vậy, thôi ngồi đợi chút vậy.
4 giờ 30 sáng, nó giật mình, còn một tiếng nữa
là đi rồi. Nó sửa soạn quần áo, không thấy ông, nó nhìn khắp nhà. Vẫn không
thấy. Phải ra cho kịp, từ nhà lội ra đường cái cũng mất nửa tiếng, còn phần ông
thì về nói sau cũng được.
******
Ông về nhà, không thấy nó đâu, tìm khắp nhà,
không thấy cái ba lô của nó, chắc là nó đi rồi. Ông chạy theo. Trời chợt đổ mưa
to. Cầm chặt bốn trăm hai mươi ngàn trong tay, ông sợ nó đi chạy mất. Đó là số
tiền mà suốt đêm qua ông cô lắm mới kiếm được.
******
Vài con ếch. Vẫn chưa đủ, thế này thì ít lắm.
Đang mò mẫm chẳng may ông gặp ngay rắn hổ mang. Nếu bắt được may ra ông đủ
tiền. Nhưng, chỉ ngặt nỗi nếu bị “hôn” một phát thì có lẽ cả cơ hội gặp thằng
con trai ông cũng không có được chứ đừng nói đến có tiền cho nó. “Xin ông trời,
cho con bắt được nó, chỉ cần bắt được con của con sẽ có tiền lên TP. Chỉ cần nó
đậu ĐH có bắt con trả lại mạng cho con rắn này cũng được”.
Tất cả là vì con
Giờ nhớ tới ông vẫn còn thấy sợ, nhỡ bị cắn
thì không biết sẽ như thế nào. Ngã. Đường trơn quá. Người ông lấm lét sình bùn.
Tiền. Ông vẫn nắm chặt trong tay, ông coi nó quan trọng hơn cả mạng sống của
mình. Dùng hết sức bình sinh, ông cố chạy theo thằng con trai.
******
Xe tới rồi. “Chắc ông ấy không muốn gặp mình
đâu!” Nó xách cái ba lô nặng nhọc lên xe.
Ngồi trên ghế, nó nghe âm thanh gì đó. Ngoái
cổ ra cửa sổ. Ba nó đang chạy theo, ông gào lên kêu tên nó: “Dũng! Dũng ơi!”
Chạy gần tới cửa sổ ông đưa tiền cho nó, khổ
nổi xe cũng đang chạy. Nó không nhoài người ra được. Mất đà, ông chực ngã quỵ.
Tiền bay tứ tung, ông đứng lên, vừa chạy vừa nhặt những đồng tiền đó. Nó ở đó.
Thấy tất cả.
-Ba!
Rất lâu rồi, từ lúc nó biết nhận thức thì đây
là lần đầu tiên nó thừa nhận ông là ba nó trước mặt mọi người, một ông già
nghèo khổ. Nước mắt nó trào ra, lăn dài. “Không kịp rồi, nó đi mất rồi! Không
kịp rồi!” ông hối hận, hối hận vì không đến sớm, sớm hơn một chút…
Chiếc xe dừng lại, thằng con trai ông hết mực
yêu thương bước xuống. Từng bước chân là từng giọt nước mắt nó rơi xuống. -Ba!
Nó ôm chầm lấy ông mà khóc. Nó muốn ông biết, biết tất cả tình cảm mà nó đã nén
sâu trong lòng bấy lâu nay.
******
- Đi được chưa anh? – Bác tài xế hỏi với vẻ
mặt rất là “cảm xúc”. Nó cười.
- Dừng xe! Tôi nói ông dừng xe! Ông không dừng
tôi nhảy xuống đó! Nó quát lớn khi bác tài đang cố cho xe tấp vào lề, không
phải ông không muốn dừng ngay.
-Xe đang giữa đường, dừng thế nào được! – Ông
bực dọc quát lại.
Xe dừng. Nó bước xuống với hai từ: “Xin lỗi”.
******
Ngày nó đậu vào ĐH, nó vui lắm, mừng không sao
tả xiết được. Nó gọi ngay về cho ông, nó muốn ông là người đầu tiên biết tin
này, như là sự đền đáp cho khoảng thời gian mười tám năm cực nhọc nuôi nó.
Biết được, ba nó đã khóc trong điện thoại, kể
từ lúc mẹ nó mất, đây là lần đầu tiên ông biết cười. Không thể nói hết lòng
mình, hai cha con cứ thế khóc trong điện thoại. Nó bảo ông ngày mai nó sẽ bắt
xe về ngay, nó có rất nhiều chuyện muốn nói với ông. Tình cảm cha con chôn giấu
biết bao lâu còn gì. Còn về phía ông, như mở cờ trong bụng, ông đi khoe khắp
xóm làng, nói như chưa từng được nói về thằng con trai ông. Ông muốn làm vài
món để khi nó trở về mà ăn mừng cùng nó. Nhưng ngặt nỗi, ông đã đưa hết tiền
cho nó hôm nó đi TP rồi còn đâu. Kiếm tiền. Đó là suy nghĩ của ông lúc này.
10 giờ đêm, ông lật đật xách cái giỏ ra đồng…
Vừa về đến nó đã oang oang ngoài ngõ: -Ba ơi,
con về rồi đây. Ba ơi! Chợt, nó khựng lại. “Sao hôm nay nhà mình đông người thế
nhỉ?”. Đang suy nghĩ miên man, nó thấy ông hàng xóm cạnh nhà nó, là người bạn
chí cốt của ba nó:
- Có…có chuyện gì vậy bác? Nó ngập ngừng hỏi.
- Ba mày bị rắn cắn. Chết rồi!….