Recent Movies

Con chỉ ước một lần được cõng mẹ trước khi con chết


Với gương mặt bầu bĩnh, đáng yêu, cậu bé Trương Văn Tú hồn nhiên kể chuyện với tôi mà không một chút lo lắng hay sợ hãi cho dù có lúc em đã nói cả đến “cái chết”. Có lẽ do em còn quá bé hay đơn giản nghĩ “chết không phải là hết” nên vẫn giữ thái độ bình tĩnh như không có chuyện gì xảy ra nếu như thần chết có gọi tên mình. Ngồi hí hoáy viết và làm toán, Tú mỉm cười khoe: “Cháu bị bệnh phải đến viện chữa nên là cháu không được đi học nữa, nhưng mà lúc nào về nhà là mẹ lại mượn sách của các bạn cho cháu đọc nên cháu cũng không buồn ạ”.

Sau mỗi đợt truyền hóa chất trở về nhà, cậu bé Tú lại lấy sách vở ra học.
Nói rồi em lại chăm chú ngồi đọc ra chiều say sưa lắm. Ở dưới bếp, mẹ của em là chị Phạm Thị Nhung đang mải mê nấu nồi cám lợn vừa tranh thủ nói chuyện với tôi: “Hai mẹ con cháu vừa về lúc trưa nay cô ạ. Lần này cháu được về hai tuần rồi lại lên truyền đợt hóa chất mới”.
Sau lời mở đầu như vậy, chị Nhung như lặng người đi khi tôi kể chuyện con trai chị nói ước mơ là được một lần có thể cõng được mẹ vì hàng ngày mẹ phải cõng em. Gương mặt chùng xuống và những giọt nước mắt bắt đầu lăn, chị trải lòng: “Tú bị bệnh ung thư máu cũng khá lâu rồi cô ạ. Ban đầu cháu vẫn đi lại được như những bạn khác nhưng rồi tình trạng bệnh nặng quá phải chuyển từ Viện huyết học sang cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai… Những lần đó chị tưởng chừng đã mất cháu rồi nhưng có lẽ nó thương chị nên còn ở lại, tuy nhiên đôi chân thì bị liệt hoàn toàn rồi cô ạ”.

Căn bệnh ung thư máu khiến đôi chân của em bị liệt hoàn toàn không thể đi lại được.
Không còn đi được nữa nên từ lâu mẹ trở thành đôi chân của em. Những ngày ở trên viện truyền hóa chất hay trở về nhà, lúc nào em cũng có mẹ bên cạnh để đỡ dậy và di chuyển các nơi. Tú kể: “Cháu 12 tuổi rồi đấy nhưng lúc nào cũng được mẹ bế như em bé cô ạ!”.  Lời thằng bé hồn nhiên kể kèm theo cả một nụ cười tươi rói, ấy vậy mà trong tôi vẫn nhói lên điều gì khó tả lắm. “Em bé”… Ừ, thì em vẫn còn bé lắm nhưng “cái chết” thì đang cận kề đấy!

Biết được ước nguyện của con, mẹ của em nghẹn lòng tâm sự.
Nhà nghèo, chị Nhung lại phải kè kè ở bên cạnh con bất kể là ở nhà hay ở viện nên không thể làm được những việc ra tiền. Chồng của chị là anh Trương Văn Tuyến, hàng ngày đi bào gỗ thuê với đồng công rẻ mạt nhưng công việc bấp bênh lúc có, lúc không thành thử có nhiều hôm cả nhà chỉ được ăn cơm với nồi canh lỏng bỏng nước. Ấy vậy mà Tú chẳng lúc nào kêu ca, em còn nhìn tôi, hấp háy đôi mắt tinh nghịch nói: “Cô thấy cháu béo không?. Giờ về nhà cháu ăn cơm không cho gầy hơn tí để mẹ cháu bế cho nhẹ ạ”.
Hàng ngày mẹ phải cõng con nên trước khi chết con chỉ ước một lần được cõng mẹ?
Nói rồi, em còn ghé tai tôi bí mật tâm sự: “Cháu béo thế mà mẹ cháu vẫn bảo là cháu gầy và bắt cháu ăn nhiều hơn đấy cô ạ”. Rồi em kể những ngày mẹ bồng bế em lên viện, có lần vì vướng nhiều người ở bến xe và đồ đạc nặng nên mẹ đánh rơi cả túi đồ xuống đất làm bẩn hết. Có lần mẹ vừa mua túi xôi định lên ô tô cho em ăn nhưng vì phải chạy ra xe nhanh nên cũng đánh rơi mất làm hôm đó em bị đói…
Rồi em kể cả lần mẹ không có tiền cho em đi chữa bệnh nên nằm khóc đến sưng cả mắt. Những ngày đi viện đến không còn tiền ăn, em được mẹ của các bạn cùng phòng mua cơm cho và cả lần không có tiền đi xe ôm nên mẹ phải cõng em từ Viện huyết học ra bến xe Mỹ Đình về quê… Em nói thương mẹ lắm nhưng em cũng không có tiền đâu.
Dù phải chịu bao đau đớn của căn bệnh mình đang mắc phải nhưng cậu bé Tú vẫn hồn nhiên, yêu đời.
Câu chuyện giữa tôi và cậu bé Tú cứ thế tiếp diễn với những tâm sự hóm hỉnh, đáng yêu của em. Không hề sợ hãi trước căn bệnh mình đang mắc phải, cho dù em biết: “Có nhiều bạn chữa bệnh cùng cháu lắm nhưng mà các bạn ấy lên trời hết rồi cô ạ nên cháu không còn gặp nữa…”. Tú vẫn cười hồn nhiên và say sưa ngồi học trên chiếc bàn nhỏ được kê ngăn ngắn ở trên giường. Chốc chốc, buồn đi vệ sinh hay mỏi người vì phải ngồi lâu quá, em lại gọi mẹ và còn chọc đùa tôi: “Cháu lại làm em bé đây cô ơi”.
Lời thằng bé dễ thương và đáng yêu lạ khiến tôi có lúc như quên bẵng đi là em đang bị bệnh. Nhưng rồi chính những giọt nước mắt và tiếng nấc nghẹn của chị Nhung khiến tôi như “bừng tỉnh”. Ung thư máu – Phải rồi, căn bệnh đã khiến cho đôi chân của em bị “đóng băng” không còn đi lại được nữa nhưng trái tim của em vẫn đập từng nhịp thổn thức bởi còn ước mơ: “Một lần được cõng mẹ” còn chưa thực hiện.

cha mẹ nhẫn tâm đánh Con chấn thương sọ não

Con chấn thương sọ não, cha mẹ nhẫn tâm trèo tường trốn
Như đã đưa tin, sáng 14/9, Công an Bình Dương, cho biết đã tạm giữ hình sự Đỗ Trọng Minh (SN 1986, ngụ Đồng Nai) và Nguyễn Thị Thuỳ Trang (SN 1988, quê Vĩnh Long) về hành vi "Cố ý gây thương tích".  Nạn nhân là cháu bé Đỗ Thị Kim Ngân (SN 2010, con của cặp 2 nghi phạm).
Phòng trọ (vòng tròn đen) vợ chồng Minh, Trang đang đóng cửa im ỉm.
Theo thông tin ban đầu, chiều 12/9, hàng xóm cùng nhà trọ thuộc khu phố Nội Hoá 2 (phường Bình An, thị xã Dĩ An) phát hiện bé Ngân bị thương, mặt bầm tím đang ở cùng Minh nên tin cách giải cứu cô bé đưa đi cấp cứu bệnh viện đa khoa thị xã Dĩ An.
Chị Trần Thị Mỹ Hạnh chủ nhà trọ cho biết, vợ chồng anh Đỗ Trọng Minh (SN 1987, thường trú phường Tân Vạn, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) và Nguyễn Thị Thùy Trang (SN 1988, quê ở Vĩnh Long) chuyển về trọ trong nhà chị từ tháng 4/2014.
Vụ bạo hành bé 4 tuổi: Hàng xóm từng quỳ xin nhưng vô ích
Cháu Đỗ Thị Kim Ngân (4 tuổi) bị cha mẹ ruột hành hung đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bình Dương.
“Khi họ chuyển đến chúng tôi cũng tiến hành làm giấy tạm trú tạm vắng đầy đủ, Minh cho biết đang làm tại một công ty bảo vệ, còn Trang làm công nhân may. Mọi ngày Trang vẫn đi làm còn Minh ở phòng, không biết tại sao họ lại làm như vậy?”, chị Hạnh bức xúc.
Vụ bạo hành bé 4 tuổi: Hàng xóm từng quỳ xin nhưng vô ích
Hai ngày trôi qua nhưng mặt bé Ngân vẫn thâm tím, trầy xước.
Cũng theo chị Hạnh thì chị và chồng cũng vài lần định báo công an vì những người ở chung xóm trọ đã bắt gặp đôi vợ chồng này đánh cháu Ngân vài lần, nhưng ai cũng góp ý chưa bắt được tận tay.
Vụ bạo hành bé 4 tuổi: Hàng xóm từng quỳ xin nhưng vô ích
Bụng bé Ngân có chấm đen, dấu vết của những lần bị hành hung.
Đến ngày 12/9, người ở trọ ngay cạnh phòng Minh, Trang phát hiện cháu Ngân bị trùm mèn dưới đất mà không có tiếng kêu gì nữa nên mới chạy đi mách những người cùng trong xóm trọ. Lúc này, anh Lê Văn Cơ ở cùng dãy trọ đã chạy mở màn ra thì thấy mặt cháu Ngân bầm tím, người lả đi. Nghe anh Cơ nói lớn, những người trong xóm trọ chạy lên lấy điện thoại gọi Trang về phòng. Nhưng khi về đến phòng, Trang nói con của vợ chồng tôi thì chúng tôi dạy, sao mọi người lại can thiệp vào.
Vụ bạo hành bé 4 tuổi: Hàng xóm từng quỳ xin nhưng vô ích
Bé Ngân mệt mỏi nằm trên giường bệnh.
Nghe người mẹ nhẫn tâm nói vậy, chị Trần Thị Quế Nhàn và chồng là anh Nguyễn Duy Hưng cùng những người hàng xóm quyết định đưa cháu Ngân đi cấp cứu tại bệnh viện. Sau khi cháu Ngân được đưa đi cấp cứu thì vợ chồng Minh và Trang trèo tường vượt qua bên nhà chủ trọ, bị phát hiện thì họ nói là bị hàng xóm hành hung nên bỏ trốn nhưng thực ra là họ bỏ chạy vì sợ công an bắt. Đến khi cả hai vợ chồng quay lại phòng trọ lấy đồ thì công an mời lên phường làm việc.
Vụ bạo hành bé 4 tuổi: Hàng xóm từng quỳ xin nhưng vô ích
Cổ chân, cổ tay bé Ngân vẫn hằn vết thương nghi bị xích đang đóng vẩy.
Hàng xóm quỳ xuống xin đôi vợ chồng ngừng hành hạ con
Theo chị Bằng Lăng kể lại, trước đó khoảng 2 tháng, thấy Ngân ra mua đồ, mặt xưng bầm nên chị hỏi thì cháu nói: “Con nói với cô, cô đừng mách ba con nha, con bị ba đấm vào mặt đó ạ!”. Chị Bằng Lăng búc xúc: “Tôi thấy mình như bị nợ bé Ngân ấy vì mỗi lần bé ra mua một ngàn đá tôi phải bán ít hơn người khác, nếu bán đủ thì bé phải ra sức kéo về phòng chứ không xách được. Nhiều lần muốn cho bé hộp sữa thì phải cho kín nếu không bé không dám uống, sợ bị ba đánh. Nhìn thấy thương lắm!”.
Vụ bạo hành bé 4 tuổi: Hàng xóm từng quỳ xin nhưng vô ích
Chị Trần Thị Quế Nhàn (20 tuổi, quê Sóc Trăng) người đưa cháu Ngân đi cấp cứu cho biết trong cơn mơ cháu vẫn giật mình và kêu lên: “Ba đừng chích điện con”.
Còn theo chị Hạnh, chủ nhà trọ, thì trước đây có một chị tên Kim từng ở trong xóm trọ kể lại, khi chị đang ngồi cầu nguyện thì nghe thấy tiếng rên, khóc của bé Ngân. Chị chạy qua thì hỏi bố mẹ cháu nói là con của tôi thì tôi dạy, không can dự vào. Chứng kiến hành động nhẫn tâm của đôi vợ chồng này chị đã quỳ xuống van xin đừng đánh cháu bé nữa, tội nghiệp bé lắm. Người này còn nói: "Anh chị không nuôi được cháu thì cho tôi xin làm con nuôi". Sau đó, vợ chồng Kim, Trang không chịu, chị Kim chuyển về Sài Gòn sống.
Vụ bạo hành bé 4 tuổi: Hàng xóm từng quỳ xin nhưng vô ích
Hiện tại bé đang tiến triển nhưng vẫn cần được theo dõi.
Mặc dù cặp đôi Minh và Trang khai tại cơ quan điều tra là vợ chồng và có con chung là bé Ngân nhưng người dân ở đây không tin. Một số người am hiểu gia cảnh của vợ chồng Minh cho biết, trước đây Trang có một đời chồng và có con riêng là bé Ngân ở Vĩnh Long. Cuộc tình tan vỡ, Trang ôm con về Bình Dương gặp Minh nên về sống với nhau.
Vụ bạo hành bé 4 tuổi: Hàng xóm từng quỳ xin nhưng vô ích
Rất nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến những vết thương trên cơ thể bé Ngân.
Thắc mắc của những người trong xóm trọ phù hợp với lời chị Nhàn, theo đó chiều 13/9, cha của Minh được công an báo vụ việc đã vào bệnh viện thăm bé Ngân. Tại đây, ông đã khẳng định với chị Nhàn, bé Ngân không phải là cháu nội ông. Tuy nhiên vì con ông phải vào xem sự thể thế nào.
Thực hư chuyện này phải chờ các a công an vào làm sáng tỏ

Hãy trân trọng tình cảm này trước khi quá muộn bạn nhé !

Lời chưa nói
tôi sinh ngày 5-7-1991 theo như giấy khai sinh (thực tế 90), còn đây là câu chuyện của tôi mà là của bạn tôi, tôi xin được giữ kín.ng tôi sẽ về ngay hôm nay và ăn rằm trước với cả nhà để thứ 2 còn đi làm, nhưng thế đã là vui rùi
Đọc xong cái này không biết các bạn thế nào như
ng tôi sẽ về ngay hôm nay và ăn rằm trước với cả nhà để thứ 2 còn đi làm, nhưng thế đã là vui rùi
Đã đăng vào 05/07/2014 trong chuyên mục Những câu chuyện cảm động về cha

Mai mốt ba đừng đến trường con nữa, tự con biết về được rồi!
Đó là câu nói mà ông nhận được từ thằng con trai mình rất mực yêu thương.
Đáng lẽ sau một buổi kiếm tiền mệt mỏi, ông đã có thể về nhà. Nghỉ ngơi, chứ không phải là nhớ tới con, sợ nó đi bộ trên đường, dài ngoằn ngoèo, giữa trời nắng gắt. Ông lật đật dắt xe ra, đạp một cách mệt nhọc chiếc xích lô cũ của mình đến trường rước con. Để rồi về đến nhà khi nghe những lời đó từ miệng nó, tim ông lại quặn lên từng hồi.
Nó – một thằng học sinh “cá biệt”. Không phải cá biệt ở đây có nghĩa là thiểu năng ăn phá, nó học khá tốt nếu không phải nói là giỏi. Nhưng dù học lực có khá đến mấy thì cũng không cứu vãn nỗi cái hạnh kiểm chỉ ở mức khiêm tốn đại loại như trung bình hay yếu của nó.
Mẹ nó mất sớm, từ khi nó vừa mới lọt lòng. Nó sống với ba, trong căn nhà cũ kĩ, mục nát mà mỗi khi mưa xuống nó hay bảo ông rằng: “Hôm nay lại được tắm vòi sen ba nhỉ”. Ông tự nhủ với lòng nếu ông đã không có khả năng lo cho nó được như con người ta, thì ít nhất nó phải có một tình yêu trọn vẹn. Ông thương nó, dành tất cả tình yêu cho nó như một sự bù đắp khi nó không có tình mẹ. Chính vì vậy, nó trở nên ương ngạnh, quậy phá.
Hôm nay, lúc ra về, đang đùa giỡn với bạn bè bất giác nó nhìn thấy ông. Gương mặt hốc hác, cái áo nâu ướt nhẹp mồ hôi, quần kaki cũ sờn, rách đôi chỗ, chiếc xích lô cũ mỗi khi đạp kêu cót két. Ông gọi nó, nó lờ đi, như không nghe thấy. Phải nhờ tới bạn bè kêu, nó mới chịu nhìn ông, bước ra xe với tốc độ chóng mặt, nó giục ông về nhanh. Sợ, nó sợ bạn bè biết ba nó là ông, sợ cái hoàn cảnh sống cực khổ của gia đình nó hiện lên qua ông. Và hơn hết, nó sợ cô gái đứng ở kia sẽ cười chê nó, bảo nó là “con nhà nghèo”.
******
Ông nhìn nó bước vào trong, thở dài, ông hiểu lí do nó cáu với ông. Nhưng, với cương vị là một người cha, ông không thể bỏ mặc nó. Ông chấp nhận những lời nói đó, chỉ để được quan tâm, chăm sóc cho nó.
Nó bước vào phòng quăng cặp vào xó tường. Khóc. Nó cảm thấy xấu hổ, ông làm nó mất mặt trước bạn bè. Nó cảm thấy ghét ông, ghét ông hơn bao giờ hết. Nó hối hận, hối hận khi có người cha như ông.
Ngày qua ngày, cha con gặp nhau mà như người lạ. Ít nói ít cười đi. Ảm đạm. Đó là từ duy nhất diễn tả được không khí gia đình nó lúc bấy giờ. Trong khi ông cố làm cho cái khoảng cách giữa ông và nó càng gần nhau hơn thì nó lại muốn “nối xa” cái khoảng cách ấy hơn. Ông buồn lắm. Những lúc như thế ông hay uống rượu, “rượu vào lời ra” ông quát nó, đánh nó. Tất cả, tất cả như làm nó hận ông thêm. Ông cũng vậy, với biết bao hành động như chống lại của nó, sau bao cố gắng của ông, ông bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Nó kể lể, nói xấu, oán ông với bạn bè nó. Nhưng chưa một lần thử nghĩ lại mà xem, ông đã cho nó được những gì. Nhà nghèo, dĩ nhiên là vậy, nó vẫn được đi học, sách-vở-bút-thước-quần-áo nó không thiếu gì cả, có chăng chỉ là bàn tay mẹ dắt nó tới trường. Mỗi ngày ông đều cho nó tiền ăn sáng, nhưng nó có bao giờ nghĩ rằng ông đã ăn sáng chưa. Nó quên mất rằng ông là một người đạp xích lô, những thứ nó có, cho đến hôm nay, một người đạp xích lô khác chưa chắc đã cho nó được. Điều tạo nên sự khác biệt đó bởi vì nó là con ông, còn ông là ba nó.
Ông không yêu cầu gì ở nó cả, chỉ mong nó ráng học, học và học thôi. Ông sẽ cố gắng làm, làm tất cả những gì mà ông còn có thể để lo cho nó ăn học. Nhiều tối trở về nhà, bữa cơm chỉ đủ cho mình nó, ông nhìn mâm cơm cười bảo là ăn rồi hay đôi khi nhà hết gạo ông mua cho nó ổ bánh mì, nó đón lấy ăn ngon lành, cũng chẳng hỏi là ông ăn hay chưa. Nó đâu biết một điều rằng là ông sẽ để cái bụng rỗng không đó. Cho tới sáng. Mặc dù ông mới là lao động chính trong nhà, mặc dù ông mới là người làm ra tiền.
Còn đối với nó, nó xem những gì ông làm cho nó là hiển nhiên, là trách nhiệm khi ông sinh ra nó, “không cần suy nghĩ nhiều cho mệt” nó tự nhủ với mình như thế. Ngoài chạy xích lô, ông còn bốc vác mướn. Khi không có khách thì ông làm, vì không thường xuyên nên thu nhập cũng ít. Nó không biết điều đó, thậm chí nó cũng không muốn biết. Ba nó làm tất cả cho nó, ông mong muốn nó đậu ĐH, có được cuộc sống mới, một cuộc sống tốt hơn ông, ít ra là vậy.
Nó và ông vẫn chưa làm lành với nhau, từ sau lần ấy. Cả hai chỉ có những câu nói thông thường để xóa đi không khí im lặng thôi. Mai là ngày nó đi TP.HCM thi ĐH, ông muốn cho nó một ít tiền bên mình. Nhưng, trong túi ông không có lấy một đồng. Kiếm tiền. Đó là suy nghĩ duy nhất của ông lúc này. Còn về phía nó, trước lúc đi, nó muốn nói gì đó ông. Cảm ơn ông, vì chí ít dù sao cũng nhờ ông nó mới có ngày hôm nay. Nhưng tối rồi vẫn chưa thấy ông về, “chắc lại rượu rồi” nó nghĩ vậy, thôi ngồi đợi chút vậy.
4 giờ 30 sáng, nó giật mình, còn một tiếng nữa là đi rồi. Nó sửa soạn quần áo, không thấy ông, nó nhìn khắp nhà. Vẫn không thấy. Phải ra cho kịp, từ nhà lội ra đường cái cũng mất nửa tiếng, còn phần ông thì về nói sau cũng được.
******
Ông về nhà, không thấy nó đâu, tìm khắp nhà, không thấy cái ba lô của nó, chắc là nó đi rồi. Ông chạy theo. Trời chợt đổ mưa to. Cầm chặt bốn trăm hai mươi ngàn trong tay, ông sợ nó đi chạy mất. Đó là số tiền mà suốt đêm qua ông cô lắm mới kiếm được.
******
Vài con ếch. Vẫn chưa đủ, thế này thì ít lắm. Đang mò mẫm chẳng may ông gặp ngay rắn hổ mang. Nếu bắt được may ra ông đủ tiền. Nhưng, chỉ ngặt nỗi nếu bị “hôn” một phát thì có lẽ cả cơ hội gặp thằng con trai ông cũng không có được chứ đừng nói đến có tiền cho nó. “Xin ông trời, cho con bắt được nó, chỉ cần bắt được con của con sẽ có tiền lên TP. Chỉ cần nó đậu ĐH có bắt con trả lại mạng cho con rắn này cũng được”.

Tất cả là vì con
Giờ nhớ tới ông vẫn còn thấy sợ, nhỡ bị cắn thì không biết sẽ như thế nào. Ngã. Đường trơn quá. Người ông lấm lét sình bùn. Tiền. Ông vẫn nắm chặt trong tay, ông coi nó quan trọng hơn cả mạng sống của mình. Dùng hết sức bình sinh, ông cố chạy theo thằng con trai.
******
Xe tới rồi. “Chắc ông ấy không muốn gặp mình đâu!” Nó xách cái ba lô nặng nhọc lên xe.
Ngồi trên ghế, nó nghe âm thanh gì đó. Ngoái cổ ra cửa sổ. Ba nó đang chạy theo, ông gào lên kêu tên nó: “Dũng! Dũng ơi!”
Chạy gần tới cửa sổ ông đưa tiền cho nó, khổ nổi xe cũng đang chạy. Nó không nhoài người ra được. Mất đà, ông chực ngã quỵ. Tiền bay tứ tung, ông đứng lên, vừa chạy vừa nhặt những đồng tiền đó. Nó ở đó. Thấy tất cả.
-Ba!
Rất lâu rồi, từ lúc nó biết nhận thức thì đây là lần đầu tiên nó thừa nhận ông là ba nó trước mặt mọi người, một ông già nghèo khổ. Nước mắt nó trào ra, lăn dài. “Không kịp rồi, nó đi mất rồi! Không kịp rồi!” ông hối hận, hối hận vì không đến sớm, sớm hơn một chút…
Chiếc xe dừng lại, thằng con trai ông hết mực yêu thương bước xuống. Từng bước chân là từng giọt nước mắt nó rơi xuống. -Ba! Nó ôm chầm lấy ông mà khóc. Nó muốn ông biết, biết tất cả tình cảm mà nó đã nén sâu trong lòng bấy lâu nay.
******
- Đi được chưa anh? – Bác tài xế hỏi với vẻ mặt rất là “cảm xúc”. Nó cười.
- Dừng xe! Tôi nói ông dừng xe! Ông không dừng tôi nhảy xuống đó! Nó quát lớn khi bác tài đang cố cho xe tấp vào lề, không phải ông không muốn dừng ngay.
-Xe đang giữa đường, dừng thế nào được! – Ông bực dọc quát lại.
Xe dừng. Nó bước xuống với hai từ: “Xin lỗi”.
******
Ngày nó đậu vào ĐH, nó vui lắm, mừng không sao tả xiết được. Nó gọi ngay về cho ông, nó muốn ông là người đầu tiên biết tin này, như là sự đền đáp cho khoảng thời gian mười tám năm cực nhọc nuôi nó.
Biết được, ba nó đã khóc trong điện thoại, kể từ lúc mẹ nó mất, đây là lần đầu tiên ông biết cười. Không thể nói hết lòng mình, hai cha con cứ thế khóc trong điện thoại. Nó bảo ông ngày mai nó sẽ bắt xe về ngay, nó có rất nhiều chuyện muốn nói với ông. Tình cảm cha con chôn giấu biết bao lâu còn gì. Còn về phía ông, như mở cờ trong bụng, ông đi khoe khắp xóm làng, nói như chưa từng được nói về thằng con trai ông. Ông muốn làm vài món để khi nó trở về mà ăn mừng cùng nó. Nhưng ngặt nỗi, ông đã đưa hết tiền cho nó hôm nó đi TP rồi còn đâu. Kiếm tiền. Đó là suy nghĩ của ông lúc này.
10 giờ đêm, ông lật đật xách cái giỏ ra đồng…
Vừa về đến nó đã oang oang ngoài ngõ: -Ba ơi, con về rồi đây. Ba ơi! Chợt, nó khựng lại. “Sao hôm nay nhà mình đông người thế nhỉ?”. Đang suy nghĩ miên man, nó thấy ông hàng xóm cạnh nhà nó, là người bạn chí cốt của ba nó:
- Có…có chuyện gì vậy bác? Nó ngập ngừng hỏi.
- Ba mày bị rắn cắn. Chết rồi!….


Người mẹ 50 tuổi đi chân trần cả ngàn dặm đường tới thăm con

Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ
Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.
Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon,  Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.
Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình. Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “ nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này.”. Đây hoàn toàn  không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa.
Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!” Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ! Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.
Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau. Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói: “Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi….” Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương  một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói: “Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ.” Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”. Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói: “Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?” Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.
Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?” Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.”Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”
Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết,  vụ mùa năm nay thu hoặch cũng kém, còn bố con…..đi khám bệnh…..cũng tốn bao nhiêu tiền…….Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé.”
Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”
Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói: “Cát bụi hết cả vào mắt i, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi…..Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”
Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”
Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”
Anh quản giáo run run giọng nói: “Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất  mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”
Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng: “Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân đang lao động cải tạo ra chỗ khác.
Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác: “Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.
Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào. Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói: “Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”
Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt! Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi: “Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?” Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp: “Không….không có gì đâu con…..” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật: “Mẹ, đây là cái gì?!”
Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói: “Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược. Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”
Cả trại giam bật khóc vì hai bao tải của mẹ Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột: “Bố, con sẽ thay đổi…” Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh…
 
Support : Copyright © 2011. Blog ảnh girl xinh - All Rights Reserved